Nghệ An là một trong những địa phương thực hiện có hiệu quả Đề án 06/CP với nhiều mô hình, cách làm hay, sáng tạo
Với quyết tâm, nỗ lực, kết quả đạt được, trong 06
tháng đầu năm 2025, Tổ công tác triển khai Đề án 06 Chính phủ đã 02 lần biểu
dương Nghệ An là một trong những địa phương thực hiện có hiệu quả Đề án 06/CP
với nhiều mô hình, cách làm hay, sáng tạo.
Phát
huy kết quả, kinh nghiệm đạt được trong năm 2024, bám sát Nghị quyết số
57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị, Chương trình hành động triển khai
Nghị quyết số 57 của Chính phủ với chủ đề “Chuyển đổi số toàn dân, toàn diện,
toàn trình để tăng tốc, bứt phá phát triển kinh tế số” với quyết tâm chính trị
cao nhất theo đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ “càng khó càng
phải quyết tâm, khó mấy cũng làm, vướng mắc thì tháo gỡ, thách thức phải vượt
qua”, tỉnh Nghệ An đã sớm ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án 06/CP
năm 2025 với nguyên tắc 6 rõ: “rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ trách nhiệm,
rõ sản phẩm, rõ thẩm quyền”.
Với sự
quyết liệt chỉ đạo và sự sáng tạo, bản lĩnh trong tổ chức thực hiện, cùng sự
đồng lòng, ủng hộ và hưởng ứng của người dân, doanh nghiệp trên địa bàn, tỉnh
đã hoàn thành tốt các nhiệm vụ theo chỉ đạo.
Trong
công tác chỉ đạo điều hành, Tỉnh ủy đã ban hành 04 kế hoạch, 03 quyết định, 08
văn bản; UBND tỉnh ban hành 14 kế hoạch, 97 quyết định, 78 công văn để lãnh
đạo, chỉ đạo triển khai toàn diện, đầy đủ, kịp thời các nhiệm vụ Đề án 06/CP
trên địa bàn tỉnh. Vào tháng 5/2025, tỉnh đã thành lập Ban Chỉ đạo về phát
triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, cải cách hành chính
và Đế án 06 tỉnh do đồng chí Bí thư Tỉnh ủy làm Trưởng Ban. Các cơ chế chính
sách mang tính xuyên suốt, toàn diện cơ bản đã được tỉnh ban hành.
Cùng
với việc tổ chức các hội nghị, cuộc họp, các cuộc kiểm tra, các chuyến học tập
kinh nghiệm thực tế tại một số địa phương trong nước, tỉnh cũng đã triển khai
nhiều chiến dịch cao điểm để thực hiện các nhiệm vụ Đề án như: Chiến dịch tích
hợp Thẻ bảo hiểm y tế để hình thành Sổ sức khỏe điện tử trên ứng dụng VneID;
Chiến dịch 30 ngày đêm số hóa dữ liệu hộ tịch; Cao điểm 50 ngày đêm cấp tài
khoản định danh điện tử mức độ 2 cho người nước ngoài; Cao điểm 90 ngày đêm làm
sạch dữ liệu hôn nhân và cắt giảm thủ tục xác nhận tình trạng hôn nhân.
Phong
trào “Bình dân học vụ số” được phát động thực hiện sâu rộng với việc triển khai
chiến dịch “đi từng ngõ, gõ từng nhà, hướng dẫn từng người dân sử dụng dịch vụ,
ứng dựng để phát triển kinh tế số, tiện ích Sổ sức khỏe điện tử và cấp Phiếu lý
lịch tư pháp trên VNeID...
Đến
nay, tỉnh đã rà soát, cấu trúc lại toàn bộ thủ tục hành chính (TTHC) để xử lý
trên môi trường điện tử, hoàn thành công bố, công khai 2.146 thủ tục trên Hệ
thống cơ sở dữ liệu quốc gia về TTHC với 1.755 TTHC cấp tỉnh và 319 TTHC cấp
xã; đồng thời cung cấp 100% dịch vụ công trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công quốc
gia.
Để
phục vụ triển khai mô hình chính quyền địa phương 02 cấp, đặc biệt công tác
giải quyết TTHC, UBND tỉnh đã ban hành Kê hoạch triển khai 05 Nền tảng/Hệ thống
thông tin quan trọng trên địa bàn tỉnh. Đến nay, các hệ thống đã hoàn thành
theo yêu cầu đề ra. Cụ thể, Hệ thống thông tin giải quyết TTHC tỉnh đã hoàn
thành kết nối với Cổng Dich vụ công quốc gia; hoàn thành triển khai SSO, sử
dụng tài khoản VNeID là tài khoản duy nhất khi thực hiện TTHC; kết nối cơ sở dữ
liệu/Hệ thống thông tin Bộ ngành, hệ thống EMC; hoàn thành cung cấp tài khoản,
chữ ký số cho cán bộ, công chức, cơ quan đối với 130 UBND cấp xã; đồng bộ với
kho dữ liệu điện tử của tổ chức, cá nhân trước đây.
Hệ
thống quản lý văn bản đã hoàn thành cấu hình cơ quan, tổ chức với mã định danh
mới; cấp mới 5.063 tài khoản, lũy kế gần 20.000 tài khoản đang sử dụng. Nền
tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu đã hoàn thành đồng bộ mã định danh, cấu hình các
dịch vụ dữ liệu và điều chỉnh các API. Hệ thống Thông tin báo cáo đảm bảo vận
hành theo mô hình chính quyền địa phương hai cấp, đã cấp 1.300 tài khoản cho
cán bộ các cấp. Hệ thống họp trực tuyến đã triển khai họp trực tuyến từ Trung
ương đến cấp xã.
Theo
đánh giá Bộ chỉ số phục vụ người dân, doanh nghiệp trong thực hiện TTHC, cung
cấp dịch vụ công trên Cổng Dịch vụ công quốc gia, tỷ lệ hồ sơ xử lý đúng hạn,
trong hạn đạt 95,57%; dịch vụ công trực tuyến đạt 72,9%; thanh toán trực tuyến
đạt 77,9%; mức độ hài lòng đạt 98,3%; số hóa hồ sơ đạt 82,5%.
Việc
cắt giảm thời gian, chi phí, nguồn nhân lực cho người dân, doanh nghiệp cũng như
cơ quan quản lý, điển hình như trong ngành giáo dục, đối với dịch vụ công “Đăng
ký dự thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển đại học cao đẳng”, đây là năm thứ 4
triển khai dưới hình thức đăng ký trực tuyến, trong kỳ thi năm 2025, đã có hơn
40.000 thí sinh đăng ký dự thi trực tuyến, tiết kiệm trên 500 triệu đồng. Đối
với 03 TTHC: “Xét duyệt chính sách hỗ trợ đối với học sinh THPT là người dân
tộc thiểu số”, “Hỗ trợ học tập đối với học sinh THPT các dân tộc thiểu số rất
ít người”, “Xét, duyệt chính sách hỗ trợ đối với học sinh THPT là người dân tộc
Kinh”, giúp tiết kiệm 01 tỷ đồng/năm…
PQ (tổng hợp)
(Nguồn: Báo cáo số 608/BC-UBND kết quả triển khai Đề
án số 06/CP, cải cách thủ tục hành chính, chuyển đổi số 6 tháng đầu năm 2025)