Tại công văn số 6905/UBND-NN ngày
15/7/2025, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Đệ giao Sở Nông nghiệp và Môi
trường chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan triển khai thực hiện
yêu cầu của Văn phòng Đảng ủy Chính phủ tại Công văn số 595-CV/VPĐUCP ngày
27/6/2025 về việc triển khai thực hiện chỉ đạo của Thường trực Ban Bí thư tại
Công văn số 65-CV/TW ngày 13/6/2025 về việc chủ động phòng ngừa, ứng phó, khắc
phục hậu quả thiên tai.
Theo đó, tại
Công văn số 595-CV/VPĐUCP, đồng chí Nguyễn Hòa Bình – Phó Bí thư Thường trực
Đảng ủy Chính phủ, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ yêu cầu các đảng ủy trực
thuộc theo chức năng, nhiệm vụ được giao tiếp tục thực hiện nghiêm Chỉ thị số
42-CT/TW ngày 24/3/2020 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối
với công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai, Chỉ thị số
10-CT/TW ngày 25/9/2021 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối
với công tác khí tượng thủy văn đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Chỉ
thị số 19/CT-TTg ngày 19/6/2025 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác
phòng, chống, khắc phục thiệt hại do thiên tai trước mùa mưa bão năm 2025.
Trước mắt, tăng
cường sự lãnh đạo, chỉ đạo làm tốt công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu
quả thiên tai. Xác định đây là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, liên tục của
cả hệ thống chính trị và của toàn xã hội. Quán triệt, thực hiện đầy đủ, nghiêm
túc các văn bản chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, cấp ủy, chính quyền các cấp về
phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai. Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo
việc phân công, phân cấp, xác định rõ, cá thể hóa trách nhiệm, nhất là đối với
người đứng đầu cấp ủy, chính quyền cấp tỉnh, cấp xã, cơ quan, tổ chức, đơn vị
trong phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai theo phương châm “bốn
tại chỗ”.
Đẩy mạnh
tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm và ý thức chủ động của các cấp
ủy, tổ chức đảng, đảng viên, cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng ngừa, ứng
phó, khắc phục hậu quả thiên tai. Chú trọng nâng cao kiến thức, năng lực, kỹ
năng tuyên truyền, vận động, hướng dẫn, tổ chức việc phòng ngừa, ứng phó, khắc
phục hậu quả thiên tai cho cán bộ, đảng viên; phổ biến kiến thức, hướng dẫn kỹ
năng nhận biết, phòng ngừa, ứng phó thiên tai cho người dân. Phát huy vai trò
của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội các cấp, nhất là
lực lượng công an xã, lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai cấp xã và lực
lượng bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở trong công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc
phục hậu quả thiên tai; tổ chức tốt việc thăm hỏi, động viên, vận động, hỗ
trợ người dân khắc phục hậu quả thiên tai, ổn định tình hình nhân dân, ổn định
cuộc sống cho người dân sau thiên tai; lan tỏa tinh thần tương thân, tương ái
và sự đoàn kết trong toàn xã hội trong trường hợp xảy ra thiên tai nghiêm trọng.
Nâng cao vai
trò, năng lực quản lý nhà nước, khẩn trương củng cố lực lượng làm công tác
phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai từ Trung ương tới cơ sở bảo
đảm đủ năng lực hoạt động, đáp ứng yêu cầu thực tiễn, phù hợp với tổ chức bộ
máy mới ở Trung ương và mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp. Thực hiện
tốt công tác phối hợp giữa các cơ quan liên quan (nhất là ngành nông nghiệp và
môi trường và quốc phòng); chủ động xây dựng các phương án, kế hoạch, kịch bản
phòng ngừa, ứng phó đối với từng loại hình thiên tai có thể xảy ra và khắc phục
hậu quả thiên tai; tổ chức kiểm tra, rà soát, phát hiện các khu dân cư có nguy
cơ bị ảnh hưởng của thiên tai, nhất là các khu vực có nguy cơ cao bị ảnh hưởng
do sạt lở, lũ quét để chủ động di dời hoặc có phương án ứng phó kịp thời khi có
tình huống thiên tai. Ưu tiên đầu tư nguồn lực, chuẩn bị sẵn sàng các lực
lượng, phương tiện, vật tư theo phương châm “bốn tại chỗ” để chủ động ứng phó
với thiên tai có thể xảy ra.
PT (Tổng hợp)