Thực hiện Chiến lược phát triển thủy sản đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn tỉnh Nghệ An

UBND tỉnh vừa ra Quyết định số 4931/QĐ-UBND ngày 18/12 ban hành Kế hoạch thực hiện Quyết định số 339/QĐ-TTg ngày 11/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu các cơ quan, địa phương kiện toàn, củng cố, hoàn thiện và nâng cao năng lực hệ thống cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành thủy sản trên địa bàn tỉnh theo đúng chủ trương của Đảng, quy định của Luật Thủy sản, các văn bản chỉ đạo của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, bảo đảm tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với thực tiễn. Cùng với đó, rà soát, đề xuất, sửa đổi, bổ sung một số văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực thủy sản phù hợp với Luật Thủy sản, các chính sách về phát triển thủy sản; phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật lĩnh vực thủy sản thông qua việc tổ chức các hội nghị, các lớp tập huấn cho đối tượng liên quan tại các huyện, thành phố, thị xã trên địa bàn tỉnh.  Đồng thời, xây dựng chương trình, đề án ưu tiên thực hiện Chiến lược

Trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản, tổ chức điều tra, đánh giá nguồn lợi hải sản vùng ven bờ và vùng lộng biển Nghệ An; đề xuất các giải pháp bảo vệ và khai thác bền vững; triển khai thực hiện đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản; tổ chức hoạt động tái tạo nguồn lợi thủy sản; xây dựng khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản Vịnh Diễn Châu; xây dựng khu bảo tồn biển khu vực đảo Ngư, đảo Mắt; xây dựng Quỹ Bảo vệ và Phát triển nguồn lợi thủy sản tại địa phương theo Luật Thủy sản và các hướng dẫn của Trung ương.

Về khai thác thủy sản, triển khai quyết liệt nhiệm vụ chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định; tổ chức lại khai thác vùng lộng, vùng ven bờ và khai thác thủy sản nội địa hợp lý, gắn phát triển sinh kế cộng đồng ngư dân với nuôi trồng thủy sản, du lịch sinh thái, nghề cá giải trí, giảm thiểu, tiến tới chấm dứt nghề khai thác có tính hủy diệt nguồn lợi thủy sản; ổn định và giảm dần nghề khai thác thủy sản vùng khơi theo hướng thân thiện môi trường; tổ chức khai thác thủy sản theo tổ hợp tác, hợp tác xã, nghiệp đoàn nghề cá, khuyến khích các nhà đầu tư, các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực khai thác thủy sản, tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị...

Về nuôi trồng thủy sản, phát triển sản xuất, ươm dưỡng giống tôm, cá rô phi ứng dụng công nghệ cao tạo ra con giống tăng trưởng nhanh, sạch bệnh và sức chống chịu cao; triển khai chuyển giao công nghệ tiến tiến sản xuất, ương dưỡng giống các đối tượng thủy sản đặc sản như Lăng, Leo, Chình, Trắm đen, Vược, Lươn... Cùng với đó, tổ chức, phát triển các hình thức liên kết sản xuất theo chuỗi, gắn với tiêu thụ sản phẩm, đảm bảo an toàn thực phẩm, thân thiện môi trường; phát triển nuôi tôm nước lợ ứng dụng các công nghệ sinh học, công nghệ mới, quy trình nuôi nhiều giai đoạn, nuôi tuần hoàn, tiết kiệm năng lượng; triển khai nuôi cá nước ngọt áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, quy phạm, quy chuẩn kỹ thuật đảm bảo an toàn thực phẩm gắn với bảo vệ môi trường.

Về chế biến và tiêu thụ sản phẩm thủy sản, xây dựng các khu công nghiệp chế biến thủy sản, kêu gọi, thu hút nhà đầu tư xây dựng các cơ sở chế biến có quy mô lớn với công nghệ, thiết bị chế biến hiện đại, đảm bảo an toàn thực phẩm và vệ sinh môi trường; xây dựng, phát huy năng lực các khu chế biến thủy sản tập trung; khuyến khích, thu hút các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư vào khu chế biến tập trung; đổi mới công nghệ, phát triển các sản phẩm mới, sản phẩm có giá trị gia tăng cao có nguồn gốc từ nguyên liệu, phụ phẩm thủy sản sẵn có trên địa bàn tỉnh.

Về cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá, đầu tư, phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng và dịch vụ hậu cần phục vụ khai thác, nuôi trồng và chế biến thủy sản; tiếp tục đầu tư xây dựng, nâng cấp các cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá; hình thành một số chợ đầu mối thủy sản tại các vùng trọng điểm; khuyến khích đầu tư phát triển công nghiệp hỗ trợ phục vụ cho khai thác, nuôi trồng và chế biến thủy sản; củng cố, phát triển ngành cơ khí, đóng mới, sửa chữa tàu cá, ưu tiên sử dụng vật liệu mới trong đóng tàu cá...

Để đạt được những mục tiêu đề ra, các cơ quan, địa phương tăng cường đầu tư chuyên ngành thủy sản hiệu quả; tổ chức sản xuất thủy sản; nghiên cứu phát triển, ứng dụng khoa học công nghệ; nâng cao năng lực chế biến thủy sản; tăng cường năng lực trong công tác quản lý, đào tạo nguồn nhân lực; phát triển thị trường, xúc tiến thương mại và hội nhập quốc tế.

Một số chỉ tiêu chủ yếu được xác định: Về kinh tế thủy sản, đến năm 2025, tổng sản lượng thủy sản là 255.000 tấn; giá trị sản xuất (giá hiện hành) ước đạt 14.584 tỷ đồng; tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn đạt 8,71%/năm. Đến năm 2030, tổng sản lượng thủy sản là 275.000 tấn; giá trị sản xuất (giá hiện hành) ước đạt 20.895 tỷ đồng; tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn đạt 7,5%/năm.

Về khai thác thủy sản, sản lượng khai thác thủy sản năm 2025 duy trì ổn định ở mức 180.000 tấn, đến năm 2030 duy trì mức 185.000 tấn.Số lượng tàu cá giảm dần, đặc biệt là tàu cá khai thác gần bờ, tăng đội tàu khai thác xa bờ, đến năm 2025 còn 3.350 chiếc, năm 2030 là 3.250 chiếc.

Về nuôi trồng thủy sản, tăng dần sản lượng nuôi trồng, đến năm 2025 sản lượng nuôi trồng ước đạt 75.000 tấn, đến năm 2030 phấn đấu sản lượng nuôi trồng đạt 90.000 tấn.Ổn định diện tích nuôi tôm, mở rộng diện tích nuôi thủy sản nước ngọt, đến năm 2025 diện tích nuôi thủy sản đạt 25.500 ha, năm 2030 đạt 26.500 ha.

Về chế biến thủy sản, phát triển sản phẩm chế biến xuất khẩu, đến năm 2025 đạt 35.000 tấn, năm 2030 đạt 45.000 tấn.Về thị trường tiêu thụ, đến năm năm 2025, giá trị chế biến xuất khẩu đạt 50 triệu USD, năm 2030 đạt 70 triệu USD.

Kim Oanh (Tổng hợp)

BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH
© Cổng TTĐT Nghệ An
image advertisement
image advertisement
Thăm dò ý kiến
Đánh giá mức độ hài lòng về thông tin cung cấp trên Cổng thông tin điện tử Nghệ An
  • Bình chọn Xem kết quả
    Thống kê truy cập
    • Đang online: 1
    • Hôm nay: 1
    • Trong tuần: 1
    • Tất cả: 1
     

    Cổng Thông tin điện tử Tỉnh Nghệ An

    Cơ quan chủ quản: Ủy ban nhân dân Tỉnh Nghệ An

    Giấy phép số 46/GP-TTĐT ngày 18/05/2023 của Sở Thông tin và Truyền thông Nghệ An

    Trưởng Ban biên tập: Ông Đặng Thanh Tùng - Chánh Văn phòng UBND tỉnh Nghệ An

     Địa chỉ: Số 03 - Trường Thi - TP. Vinh

     

    Liên hệ

    Cơ quan thường trực: Văn phòng UBND tỉnh Nghệ An

    Cơ quan quản trị kỹ thuật: Cổng thông tin điện tử Nghệ An

     Địa chỉ: Số 03 - Trường Thi - TP. Vinh

     Điện thoại: 02383.557.565

     Email: banbientap@nghean.gov.vn

     fb.com/congthongtindientutinhnghean

     Đăng nhập