Triển khai thực hiện các nội dung kiến nghị của Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh về công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh
Ngày 14/5/2025, UBND tỉnh ban hành Công văn số 4193/UBND-NNvề việc triển khai thực hiện các nội dung kiến nghị của Đoàn Đại
biểu Quốc hội tỉnh về công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh theo Báo cáo
số 95/BC- ĐĐBQH ngày 14/4/2025 kết quả giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính
sách, pháp luật về bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực thi hành trên địa bàn
tỉnh”.
Theo đó, UBND tỉnh
yêu cầu Sở Nông nghiệp và Môi trường tiếp tục rà soát, tham mưu thực hiện sửa đổi,
ban hành hoặc đề xuất ban hành các văn bản để thực hiện tốt Luật Bảo vệ môi trường
năm 2020; chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan triển khai các nhiệm vụ
theo Nghị quyết số 08-NQ/TU ngày 02/3/2022 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về tăng
cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh
giai đoạn 2022-2030.
Đồng thời tham mưu
ban hành quy định về giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt
trên địa bàn tỉnh. Chủ trì, phối hợp với chính quyền địa phương triển khai thực
hiện có hiệu quả các quy định về phân loại rác thải tại nguồn. Rà soát, sắp xếp
ưu tiên giải quyết những vấn đề cấp bách, các điểm gây ô nhiễm kéo dài, điểm tồn
lưu hóa chất bảo vệ thực vật, các bãi rác tự phát. Tăng cường công tác kiểm tra,
tham mưu UBND tỉnh xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quy định về bảo vệ môi trường.
Cùng với đó, giao Sở
Nông nghiệp và Môi trường chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành có liên
quan, chính quyền địa phương tổ chức các hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận
thức của cộng đồng, yêu cầu các cơ sở, sản xuất kinh doanh, dịch vụ khắc phục
những tồn tại, thực hiện đầy đủ các quy định về bảo vệ môi trường; theo dõi,
giám sát khắc phục tình trạng ô nhiễm sau kiểm tra. Khuyến khích các tổ chức,
doanh nghiệp áp dụng các mô hình kinh tế tuần hoàn, tái chế tái sử dụng chất thải;
tổ chức các lớp tập huấn, hội thảo bồi dưỡng kiến thức về quản lý nhà nước về bảo
vệ môi trường cho đội ngũ cán bộ, công chức lãnh đạo quản lý.
Tiếp tục thực hiện
chuyển đổi số, cải cách hành chính đơn giản hóa các thủ tục hành chính trong tiếp
nhận, xử lý các hồ sơ liên quan đến lĩnh vực môi trường. Kiểm soát chặt chẽ
công tác thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường và cấp giấy phép môi
trường của các dự án đầu tư. Thực hiện hướng dẫn, đôn đốc các cơ quan, tổ chức
có liên quan thực hiện các kiến nghị của các địa phương, đơn vị.
Giao Ban quản lý
Khu kinh tế Đông Nam thực hiện trách nhiệm về bảo vệ môi trường theo quy định của
pháp luật. Tăng cường công tác kiểm tra, tham mưu UBND tỉnh xử lý nghiêm các
hành vi vi phạm quy định về bảo vệ môi trường trong phạm vi khu kinh tế và các
khu công nghiệp tỉnh. Tiếp tục thực hiện chuyển đổi số, cải cách hành chính đơn
giản hóa các thủ tục hành chính trong tiếp nhận, xử lý các hồ sơ liên quan đến
lĩnh vực môi trường. Kiểm soát chặt chẽ công tác thẩm định báo cáo đánh giá tác
động môi trường và cấp giấy phép môi trường của các dự án đầu tư (trong phạm vi
được ủy quyền).
Tập trung kêu gọi,
thu hút đầu tư xây dựng các nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt với công nghệ hiện
đại đáp ứng yêu cầu về xử lý các loại rác sau phân loại tại nguồn, đẩy nhanh tiến
độ xây dựng nhà máy xử lý rác thải tại Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Nghi
Yên. Khuyến khích áp dụng các mô hình kinh tế tuần hoàn, tái chế tái sử dụng chất
thải.
Sở Tài chính căn cứ
khả năng cân đối ngân sách hàng năm, chủ trì tham mưu UBND tỉnh tăng cường chi
ngân sách cho hoạt động bảo vệ môi trường trong từng giai đoạn, phù hợp với khả
năng và yêu cầu của nhiệm vụ, mục tiêu bảo vệ môi trường, trong đó tập trung bố
trí kinh phí để xử lý, cải tạo phục hồi môi trường các khu vực ô nhiễm do bãi
rác, tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật; cân đối vốn, tham mưu bố trí vốn cho các
dự án đầu tư hạ tầng bảo vệ môi trường làng nghề, cụm công nghiệp; đô thị loại
V- thị trấn các huyện, cơ sở công ích chưa có hệ thống xử lý nước thải trong Kế
hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm. Đồng thời, tham mưu thực hiện thu hút
đầu tư xây dựng các nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt với công nghệ hiện đại đáp
ứng yêu cầu về xử lý các loại rác sau phân loại tại nguồn.
Sở Công Thương đôn
đốc UBND cấp huyện, doanh nghiệp thực hiện đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước
thải tập trung tại các cụm công nghiệp.
Công an tỉnh tăng
cường công tác kiểm tra, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi phạm tội,
vi phạm pháp luật gây ô nhiễm môi trường. Công khai thông tin về các doanh nghiệp,
cá nhân vi phạm môi trường để nâng cao trách nhiệm giám sát của cộng đồng.
UBND các huyện,
thành phố, thị xã tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn phân loại chất thải rắn tại
nguồn cho công chức, viên chức và người lao động các phòng, ban, đơn vị cấp huyện
và cấp xã, tổ chức, người dân trên địa bàn; triển khai thực hiện có hiệu quả
các quy định về phân loại rác thải tại nguồn. Rà soát các điểm gây ô nhiễm kéo
dài, các bãi rác tự phát để có phương án xử lý dứt điểm.
Ngoài các nhiệm vụ
trên, UBND thành phố Vinh có trách nhiệm xây dựng kế hoạch, phương án về kinh
phí đối với đề xuất nạo vét, xử lý ô nhiễm môi trường hồ, kênh nội đô; xây dựng
trạm xử lý nước thải tại cụm công nghiệp Hưng Lộc, cụm công nghiệp Nghi Phú
trình các cơ quan thẩm định, phê duyệt theo đúng quy định. Đề xuất giải quyết
kiến nghị của Công ty Cổ phần Môi trường và công trình đô thị Nghệ An về quy hoạch
bố trí xây dựng điểm tập kết rác trung chuyển, để thuận lợi trong thực hiện quy
trình đưa cơ giới vào thực hiện thu gom rác thải sinh hoạt trên địa bàn thành
phố.
UBND huyện Diễn
Châu chỉ đạo chính quyền xã Ngọc Bích, huyện Diễn Châu xử lý dứt điểm bãi rác tự
phát tại nghĩa trang xã Diễn Bích cũ, tránh gây ảnh hưởng đến sinh hoạt của người
dân sinh sống xung quanh.
Trong
bối cảnh đẩy mạnh công nghiệp hóa, đô thị hóa, các hoạt động sản xuất, kinh
doanh trên địa bàn tỉnh diễn ra ngày càng sôi động đã gia tăng áp lực lên môi
trường, khí hậu và ảnh hưởng đến công tác bảo vệ môi trường của tỉnh. Qua
giám sát, Đoàn giám sát ghi nhận trong những năm qua, UBND tỉnh đã quan tâm bố
trí ngân sách cho địa phương, đơn vị để triển khai các hoạt động bảo vệ môi
trường. Cụ thể, trong giai đoạn 2022-2024 đã bố trí nguồn kinh phí sự nghiệp
môi trường cho các cấp, các đơn vị là 1.266 tỷ đồng; cấp vốn đầu tư công cấp
tỉnh: 623,3 tỷ đồng cho 14 dự án về biến đổi khí hậu. Phân bổ nguồn kinh phí
Chương trình Mục tiêu quốc gia Nông thôn mới: 36,54 tỷ đồng. Việc rà soát, sắp
xếp các nội dung được thực hiện theo thứ tự ưu tiên, nhằm tối ưu hóa nguồn lực,
tập trung giải quyết các vấn đề môi trường trọng điểm, cấp thiết, xử lý các
điểm ô nhiễm kéo dài. Qua giám sát cho thấy giai đoạn 2022-2024, các cơ quan
chức năng của Nghệ An đã tiến hành nhiều cuộc thanh tra, kiểm tra, giải quyết
phản ánh của người dân và báo chí đối với các cá nhân, tổ chức và các cơ sở
có nguy cơ gây ô nhiễm, phát hiện và xử lý nhiều vụ việc, nhiều cơ sở vi phạm;
xử phạt với số tiền gần 14 tỷ đồng…
Đoàn
giám sát kiến nghị các địa phương rà soát, cập nhật và bổ sung các văn bản
quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, đảm bảo phù hợp với Luật Bảo vệ Môi
trường năm 2020 và các văn bản hướng dẫn; ban hành các cơ chế, chính sách đặc
thù phù hợp với điều kiện của tỉnh nhằm bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, quản
lý chất thải, kiểm soát ô nhiễm, tạo ưu đãi cho các doanh nghiệp sử dụng công
nghệ sản xuất sạch và huy động vốn từ cá nhân, tổ chức trong nước, quốc tế đầu
tư vào hạ tầng. Xây dựng cơ chế phối hợp hiệu quả giữa các Sở, ngành, địa
phương trong công tác quản lý môi trường. Xây dựng các chương trình, kế hoạch
truyền thông nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường; quy
trình, cơ chế giám sát cộng đồng đối với các hoạt động bảo vệ môi trường,
khuyến khích người dân tham gia phản ánh vi phạm…
|
Kim Oanh (T/h)