Xây dựng kế hoạch sắp xếp mạng lưới trường lớp cho giai đoạn 2026 - 2030 phù hợp với quy hoạch chung của tỉnh

Tại Công văn số 7116/UBND-VX ban hành ngày 21/7/2025, UBND tỉnh giao Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Nội vụ và các Sở, ngành, đơn vị, địa phương liên quan triển khai thực hiện “Nghị quyết số 29/NQ- HĐND ngày 10/7/2025 của HĐND tỉnh về kết quả giám sát chuyên đề của HĐND tỉnh về việc thực hiện công tác quy hoạch, sắp xếp mạng lưới trường lớp tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh Nghệ An”, đảm bảo kịp thời, hiệu quả; tham mưu, báo cáo UBND tỉnh các nội dung thuộc thẩm quyền.

Theo đó, tại Nghị quyết số 29/NQ- HĐND, HĐND tỉnh đề nghị UBND tỉnh rà soát, đánh giá việc thực hiện quy hoạch, sắp xếp mạng lưới trường lớp trong thời gian qua để kịp thời điều chỉnh, xây dựng kế hoạch sắp xếp mạng lưới trường lớp cho giai đoạn 2026 - 2030 phù hợp với quy hoạch chung của tỉnh, quy hoạch của ngành giáo dục - đào tạo, tốc độ gia tăng dân số, định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, các địa phương, các quy định, chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh khi thực hiện xây dựng mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Có kế hoạch bố trí nguồn ngân sách chi đầu tư cho giáo dục trong giai đoạn 2026 - 2030, trọng tâm, trọng điểm cho việc thực hiện quy hoạch, sắp xếp mạng lưới trường lớp.

Đề xuất xây dựng chính sách cho giai đoạn 2026 - 2030 sát thực, hiệu quả, góp phần thực hiện quy hoạch, sắp xếp mạng lưới trường lớp; đồng thời điều chỉnh những chính sách hiện nay không còn phù hợp với thực tế. Nghiên cứu có chính sách thu hút, hỗ trợ lực lượng giáo viên trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp nhất là chính sách hỗ trợ đào tạo nâng cao kiến thức cho đội ngũ giáo viên hiện có; chính sách cho giáo viên dạy các môn Tin học và Tiếng Anh ở bậc học mầm non và phổ thông nhất là các trường ở khu vực miền núi. Nghiên cứu có giải pháp, cơ chế chính sách trong phát hiện, đào tạo và nuôi dưỡng nguồn nhân lực trẻ tài năng trong các lĩnh vực. Quan tâm tổ chức dạy ngoại ngữ thứ 2 (tiếng Trung, tiếng Hàn) cho các trường đào tạo nghề.

Chỉ đạo các Sở, ngành có liên quan kịp thời tuyển đúng, tuyển đủ giáo viên theo số biên chế được cấp có thẩm quyền giao, rà soát sắp xếp, điều tiết giáo viên mầm non, phổ thông giữa các cơ sở giáo dục trên địa bàn để khắc phục tình trạng thừa thiếu giáo viên cục bộ. Tăng cường việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, chuẩn chức danh nghề nghiệp đối với nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp.

Tiếp tục sáp nhập các trường có quy mô nhỏ, chưa đảm bảo điều kiện dạy học; sáp nhập các điểm lẻ, lớp ghép trên địa bàn tỉnh trên cơ sở đảm bảo điều kiện về giao thông, khoảng cách đi lại, chất lượng giáo dục, tham khảo ý kiến của Nhân dân cũng như phù hợp với thực tiễn. Tập trung đầu tư xây dựng, phát triển các trường phổ thông nội trú, trường phổ thông bán trú ở vùng miền núi, biên giới; tăng cường quy hoạch, đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất trường lớp… nhằm đáp ứng điều kiện học tập, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và hiệu quả đầu tư. 

Nghiên cứu số lượng các trường THPT trên địa bàn thành phố Vinh hiện nay để có phương án đảm bảo trường lớp học tập cho học sinh, trong đó đẩy nhanh việc xây dựng cơ sở 2 Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng, xem xét tiếp nhận và mở rộng trường THPT Hermann Gmeiner Vinh.

Đẩy nhanh việc sắp xếp, tổ chức lại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc tỉnh quản lý theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; hợp lý về cơ cấu ngành, nghề; cơ cấu trình độ đào tạo và theo nguyên tắc vùng miền. Phát huy hiệu quả cơ sở vật chất và trang thiết bị đã được đầu tư; phát huy vai trò tự chủ, năng động của các cơ sở giáo dục, trong đó nghiên cứu tập trung nguồn lực đầu tư xây dựng và phát triển 3 cơ sở đào tạo nghề theo vùng như: Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ Thuật Bắc Nghệ An tại Quỳnh Lưu, Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Miền Tây tại Thái hòa, Trường Trung cấp Dân tộc Nội trú tại Con Cuông; đồng thời tập trung nguồn lực cho 3 trường cao đẳng nghề trọng điểm hiện nay của tỉnh gồm: Cao Đẳng Kỹ thuật Công nghiệp Việt Nam - Hàn Quốc, Cao Đẳng Việt - Đức, Cao Đẳng Du lịch Thương mại Nghệ An.

Rà soát lại toàn bộ hệ thống trụ sở làm việc dôi dư sau sắp xếp đơn vị hành chính bỏ cấp huyện, nhập xã trên địa bàn tỉnh để có phương án xử lý, sử dụng, khai thác hiệu quả, tránh thất thoát, lãng phí, trong đó nghiên cứu ưu tiên chuyển đổi công năng để xây dựng phòng học, nhà ở công vụ cho giáo viên nhất là ở vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa. Nghiên cứu có các chính sách khuyến khích mở rộng xã hội hoá giáo dục, trong đó ưu tiên chuyển giao các cơ sở trụ sở không còn sử dụng hoặc ưu tiên đất đai,… cho các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực giáo dục.

Xây dựng cơ sở dữ liệu, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quy hoạch, sắp xếp mạng lưới trường lớp để theo dõi, giám sát, đánh giá, lập kế hoạch và điều chỉnh khi cần thiết.

Sắp xếp, tổ chức bộ máy quản lý giáo dục - đào tạo phù hợp, phân định rõ chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về giáo dục của cấp tỉnh và cấp cơ sở cho phù hợp với chỉ đạo của Trung ương, phù hợp với mô hình chính quyền địa phương 2 cấp và thực tiễn tại địa phương. 

PT (Tổng hợp)

image advertisement
image advertisement
image advertisement
Thăm dò ý kiến
Đánh giá mức độ hài lòng về thông tin cung cấp trên Cổng thông tin điện tử Nghệ An
  • Bình chọn Xem kết quả
    Thống kê truy cập
    • Đang online: 1
    • Hôm nay: 1
    • Trong tuần: 1
    • Tất cả: 1
     

    Cổng Thông tin điện tử Tỉnh Nghệ An

    Cơ quan chủ quản: Ủy ban nhân dân Tỉnh Nghệ An

    Giấy phép số 46/GP-TTĐT ngày 18/05/2023 của Sở Thông tin và Truyền thông Nghệ An

    Trưởng Ban biên tập: Ông Đặng Thanh Tùng - Chánh Văn phòng UBND tỉnh Nghệ An

     Địa chỉ: Số 03 - Trường Thi - Trường Vinh

     

    Liên hệ

    Cơ quan thường trực: Văn phòng UBND tỉnh Nghệ An

    Cơ quan quản trị kỹ thuật: Cổng thông tin điện tử Nghệ An

     Địa chỉ: Số 03 - Trường Thi - Trường Vinh

     Điện thoại: 02383.557.565

     Email: banbientap@nghean.gov.vn

     fb.com/congthongtindientutinhnghean

     Đăng nhập