Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Đệ kiểm tra công tác phòng cháy, chữa cháy rừng tại các địa phương

Sáng 16/5, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Đệ - Trưởng Ban Chỉ đạo Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững tỉnh đã đi kiểm tra công tác phòng cháy, chữa cháy rừng tại xã Quỳnh Lộc (Thị xã Hoàng Mai) và các huyện Quỳnh Lưu, Nghi Lộc.

Anh-tin-bai

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Đệ và đoàn công tác kiểm tra công tác thu dọn thực bì tại xã Quỳnh Lộc (thị xã Hoàng Mai)

Tại thị xã Hoàng Mai, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Đệ và đoàn công tác đã kiểm tra công tác phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR) và hiện trường các khu rừng trọng điểm tại xã Quỳnh Lộc.

Thị xã Hoàng Mai có 7/10 xã, phường, có rừng và đất lâm nghiệp. Trên địa bàn chủ yếu là rừng trồng Thông nhựa và Bạch đàn, đây là những loài cây có tinh dầu rất dễ bắt lửa, nguy cơ cháy rừng rất cao. Tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn thị xã là 7.927,48 ha. Diện tích đất có rừng 6.651,84 ha. Diện tích đất rừng sản xuất 4.77961 ha. Diện tích đất rừng phòng hộ 1.872,23 ha. Độ che phủ rừng năm 2024 đạt 38,72%. Trên địa bàn có 02 chủ rừng là tổ chức gồm: Ban quản lý rừng phòng hộ Bắc Nghệ An và Doanh nghiệp trồng rừng Lê Duy Nguyên.

Anh-tin-bai

Việc khai thác cây thông theo kiểu tận diệt sẽ làm cây suy giảm chất lượng mủ và chết

Toàn thị xã có 10 Ban Chỉ đạo PCCCR. Lực lượng chuyên trách và bán chuyên trách PCCCR gồm: Đội Kiểm lâm cơ động và PCCCR số 3; Đội cảnh sát PCCC số 9; Quân sự thị xã; Lực lượng dân quân cơ động 7 phường, xã; Lực lượng cơ sở: 72 tổ, đội quần chúng bảo vệ rừng, PCCCR thôn, xóm, khối, mỗi tổ đội được biên chế từ 8 - 12 người.

Tiếp đó, Đoàn kiểm tra công tác trực cháy rừng tại Ban quản lý rừng phòng hộ Bắc Nghệ An, hiện trường các khu rừng trọng điểm về công tác phát dọn thực bì, làm giảm vật liệu cháy tại xã Ngọc Sơn và một số địa điểm trọng điểm của huyện Quỳnh Lưu.

Anh-tin-bai

Đoàn kiểm tra kho chứa thiết bị PCCCR tại Ban quản lý rừng phòng hộ Bắc Nghệ An

Quỳnh Lưu là huyện đồng bằng ven biển có diện tích tự nhiên 43.978,38 ha; trong đó, diện tích rừng và đất lâm nghiệp 16.548,41 ha. Diện tích rừng không lớn nhưng đa dạng về loại rừng và trạng thái rừng, tập trung chủ yếu tại 11 xã có rừng. Cụ thể: Đất có rừng 12.444,16 ha; trong đó rừng thông 1.641,43 ha, cây trồng bạch đàn, keo 7.759,5 ha, rừng tự nhiên 1.364,98 ha, rừng phi lao 155,86 ha, sú, đước 103,01 ha, rừng hỗn giao 1.414,29 ha, cây trồng khác 5,09 ha. Đất chưa có rừng 935,65 ha. Trên địa bàn có 01 chủ rừng là tổ chức là Ban quản lý rừng phòng hộ Bắc Nghệ An.

UBND huyện thành lập đội PCCCR ở cấp huyện với lực lượng nòng cốt là Hạt Kiểm lâm, Ban chỉ huy quân sự huyện và các ban, ngành của huyện. Đồng thời, chỉ đạo các Hạt Kiểm lâm và Ban chỉ huy quân sự huyện ký hợp đồng điều động lực lượng chữa cháy rừng với các đơn vị Lữ đoàn 16, Đội Cảnh sát PCCC- TKCN số 4, Đội Kiểm lâm cơ động PCCCR số 3. Đồng thời chỉ đạo UBND các xã, đơn vị thành lập lực lượng chữa cháy rừng ở cấp cơ sở (thành lập các tổ đội chữa cháy rừng của thôn, xóm, tổ đội sản xuất, các đội chữa cháy rừng cơ động của các xã, Ban quản lý rừng phòng hộ).

Ban quản lý rừng phòng hộ Bắc Nghệ An được thành lập thành trên cơ sở hợp nhất Ban quản lý rừng phòng hộ Yên Thành và Ban quản lý rừng phòng hộ Bắc Nghệ An theo Quyết định số 1282/QĐ-UBND ngày 07/5/2025 của UBND tỉnh. Tổng diện tích tự nhiên Ban được giao quản lý tại huyện Quỳnh Lưu và Thị xã Hoàng Mai là 6.424,56 ha. Trong đó, 773,7 ha là rừng tự nhiên, chiếm 12,04% tổng diện tích của ban; Rừng trồng 4.231,78 ha, chiếm hơn 66,3% chủ yếu các loài cây: Thông, Keo, Phi lao, Sao đen, Bạch đàn, Xoan, Sú, Bạch đàn + Keo, Keo + Bạch đàn, Thông + Keo, Thông + Bạch đàn, Sao đen + Keo, Sao đen + Thông.

Hiện tại đơn vị quản lý gần 1.275,28 ha rừng Thông nhựa thuần loài cấp tuổi từ III đến IX tập trung tại Trạm quản lý bảo vệ rừng Quỳnh Xuân và Trạm quản lý bảo vệ rừng Lèn Ngồi (trên địa bàn các Phường/xã Quỳnh Xuân, Mai Hùng, Quỳnh Tân, Ngọc Sơn, Quỳnh Châu và rừng phòng hộ tại các xã như Quỳnh Trang, Quỳnh Thắng, Quỳnh Lộc, Quỳnh Nghĩa, Quỳnh Thuận và Tiến Thủy).

Anh-tin-bai

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Đệ và đoàn công tác kiểm tra công tác thu dọn thực bì tại Ban quản lý rừng phòng hộ Bắc Nghệ An; việc thu dọn thực bì đã được thực hiện để hạn chế nguy cơ cháy rừng

Trên toàn bộ diện tích 6.424,56 ha rừng do Ban quản lý rừng phòng hộ Bắc Nghệ An quản lý đều có thể xẩy ra cháy rừng. Ban quản lý rừng phòng hộ Bắc Nghệ An đã thành lập Ban chỉ huy và các tổ trạm bảo vệ trực PCCCR của đơn vị.

Tại huyện Nghi Lộc, đoàn đã kiểm tra công tác PCCCR và hiện trường các khu rừng trọng điểm tại xã Nghi Lâm.

Anh-tin-bai

Anh-tin-bai

Đoàn kiểm tra việc xây dựng các đường băng cản lửa tại xã Nghi Lâm

Huyện Nghi Lộc có tổng diện tích đất có rừng là 8.442,68 ha; trong đó: Diện tích đất rừng phòng hộ là 5.041,97 ha, Diện tích đất rừng sản xuất là 3.563,49 ha. Độ che phủ rừng đạt 26,9%. Rừng tập trung tại 14 xã, đồi núi dốc địa hình chia cắt phức tạp cắt bởi những khe suối; lượng thảm thực bì dày, có nơi lớp thảm thực bì dày đến 30 - 40 cm. Trên địa bàn có 01 chủ rừng là tổ chức là Ban quản lý rừng phòng hộ Nghi Lộc. Trên địa bàn toàn huyện có 20 vùng trọng điểm tại 11 xã dễ xảy ra cháy và có nguy cơ cháy lớn.

Anh-tin-bai

Đoàn kiểm tra công tác PCCCR tại khu vực rừng Thông, xã Nghi Lâm

Qua kiểm tra tại các địa phương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Đệ nhấn mạnh, công tác PCCCR rất quan trọng, đặc biệt là trong giai đoạn nắng nóng sắp diễn ra, vì vậy không thể chủ quan, lơ là.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các địa phương, chủ rừng tiếp tục thực hiện tốt công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức, trách nhiệm trong cộng đồng dân cư về công tác PCCCR. Tiếp tục tổ chức đào tạo, tập huấn nghiệp vụ cho các lực lượng làm công tác PCCCR. Thực hiện tốt thông tin về dự báo, cảnh báo nguy cơ nắng nóng, nguy cơ cấp cháy rừng để kịp thời thông tin, cảnh báo đến các cơ quan, đơn vị, người dân.

Tập trung lực lượng tăng cường công tác tuần tra, kiểm tra rừng, trực PCCCR tại các Trạm, thành lập các chốt tại các cửa rừng để kiểm tra người ra vào rừng nhằm kiểm tra, đôn đốc; kịp thời tuyên truyền, hướng dẫn người dân không sử dụng lửa trong rừng gây cháy lan vào rừng. Xử lý nghiêm các hành vi dùng lửa gây ra cháy rừng trong thời kỳ cao điểm về cháy rừng.

Đồng thời, rà soát phương án 4 tại chỗ trong công tác PCCCR, phương án PCCCR phải có tính khả thi, vận hành có hiệu quả trong PCCCR. Khi có cháy rừng xảy ra, địa phương phải thực hiện theo phương án tác chiến về PCCCR đã xây dựng nhằm kịp thời huy động lực lượng, phương tiện tại chỗ dập tắt đám cháy, không để xảy ra tình trạng cháy lớn, cháy lan sang các khu rừng liền kề khác. Đặc biệt trong giai đoạn tới sẽ bỏ chính quyền cấp huyện, thực hiện mô hình chính quyền địa phương 02 cấp, vì vậy các địa phương cần xây dựng phương án PCCCR với các địa bàn dự kiến sẽ thành lập xã mới.

Tiếp tục huy động, bố trí các nguồn kinh phí đầu tư xây dựng hệ thống đường băng trắng cản lửa giữa các vùng giáp ranh và thu dọn thực bì trên các khu rừng (đặc biệt là rừng Thông thuần loài), mua sắm các trang thiết bị, phương tiện, dụng cụ phục vụ công tác PCCCR...

Đối với những đường băng cản lửa đã thi công trước đây, ưu tiên phương án kiên cố hóa đường băng cản lửa bằng đường bê tông, nhằm hạn chế chi phí phát dọn, xử lý thực bì trên đường băng cản lửa hàng năm, thuận tiện hơn trong công tác PCCCR (vận chuyển lực lượng, phương tiện, trang thiết bị phục vụ chữa cháy rừng...).

Thực hiện nghiêm trách nhiệm quản lý nhà nước về công tác PCCCR, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát công tác PCCCR. Tiếp tục phát huy có hiệu quả trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền địa phương, các cơ quan, tổ chức có liên quan trong công tác PCCCR, chỉ huy chữa cháy rừng; đặc biệt là chủ rừng trong công tác PCCCR.

Theo dõi quản lý diện tích rừng bị cháy, điều tra thủ phạm gây cháy rừng xử lý theo quy định, nhằm mục đích răn đe, giáo dục người dân thực hiện tốt công tác PCCCR.

 

Trong 5 tháng đầu năm 2025, trên địa bàn tỉnh không xảy ra vụ cháy rừng nào. Các địa phương và chủ rừng là tổ chức đã tổ chức thu gom, xử lý thực bì: Giảm vật liệu cháy hơn 1.999 ha; đốt trước vật liệu cháy hơn 643 ha; tu sửa 186 km đường băng cản lửa; làm mới 62 km đường băng trên rừng sản xuất giáp ranh rừng tự nhiên; tu sửa hơn 30 km đường ranh cản lửa; làm mới, tu sửa các chòi canh lửa, bảng báo cấm lửa, bảng tuyên truyền, bảng dự báo cấp cháy rừng. Đồng thời bố trí kinh phí để mua sắm, cấp phát dụng cụ, thiết bị chữa cháy rừng như: Máy thổi gió, vỹ dập lửa, cào sắt...

PT

 

 

 

BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH
© Cổng TTĐT Nghệ An
image advertisement
image advertisement
Thăm dò ý kiến
Đánh giá mức độ hài lòng về thông tin cung cấp trên Cổng thông tin điện tử Nghệ An
  • Bình chọn Xem kết quả
    Thống kê truy cập
    • Đang online: 1
    • Hôm nay: 1
    • Trong tuần: 1
    • Tất cả: 1
     

    Cổng Thông tin điện tử Tỉnh Nghệ An

    Cơ quan chủ quản: Ủy ban nhân dân Tỉnh Nghệ An

    Giấy phép số 46/GP-TTĐT ngày 18/05/2023 của Sở Thông tin và Truyền thông Nghệ An

    Trưởng Ban biên tập: Ông Đặng Thanh Tùng - Chánh Văn phòng UBND tỉnh Nghệ An

     Địa chỉ: Số 03 - Trường Thi - TP. Vinh

     

    Liên hệ

    Cơ quan thường trực: Văn phòng UBND tỉnh Nghệ An

    Cơ quan quản trị kỹ thuật: Cổng thông tin điện tử Nghệ An

     Địa chỉ: Số 03 - Trường Thi - TP. Vinh

     Điện thoại: 02383.557.565

     Email: banbientap@nghean.gov.vn

     fb.com/congthongtindientutinhnghean

     Đăng nhập