Thúc đẩy quan hệ ngoại giao độc lập, đa dạng hoá, đa phương hoá, là bạn bè tốt, là đối tác tin cậy với bạn bè thế giới
Là yêu cầu
của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Hội nghị với các cơ quan đại diện
Việt Nam ở nước ngoài về đẩy mạnh công tác ngoại giao kinh tế góp phần thực
hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6 tháng cuối năm 2025, tạo đà tăng trưởng hai
con số giai đoạn tiếp theo diễn ra vào chiều tối 22/7.
Hội nghị được
tổ chức trực tiếp kết hợp trực tuyến tại đầu cầu trụ sở Chính phủ với đầu cầu
các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài và UBND các tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương.
Tại điểm cầu
tỉnh Nghệ An, đồng chí Phùng Thành Vinh – Tỉnh uỷ viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh
chủ trì. Tham dự hội nghị có lãnh đạo các Sở, ngành, đơn vị liên quan.
Quang cảnh hội nghị tại điểm cầu tỉnh Nghệ An
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phùng Thành Vinh chủ trì tại
điểm cầu tỉnh Nghệ An
Trong bối cảnh các nhiệm vụ ngày càng tăng, yêu cầu ngày càng cao, nhưng dưới
sự chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các đồng chí Lãnh đạo chủ chốt, trong
6 tháng đầu năm 2025, công tác ngoại giao kinh tế đã được triển khai một cách
bài bản và hiệu quả, đóng góp thực chất vào phát triển kinh tế - xã hội. Các
Nghị quyết, Chỉ thị quan trọng của Bộ Chính trị, Ban Bí thư liên quan đối ngoại
tiếp tục được quán triệt, triển khai. Cục diện đối ngoại thuận lợi được duy
trì, củng cố; kết quả nâng cấp, nâng tầm quan hệ với các nước láng giềng, các
nước lớn, đối tác quan trọng được phát huy hiệu quả. Các chương trình đối ngoại
cấp cao diễn ra sôi động với nhiều kết quả nổi bật. Các ngày lễ lớn của đất
nước nhận được sự quan tâm, ủng hộ của các nước bạn bè, đối tác. Ngoại giao
kinh tế, ngoại giao khoa học công nghệ ứng phó linh hoạt, hiệu quả với các biến
động, tạo đà thực hiện mục tiêu tăng trưởng và tái cơ cấu nền kinh tế. Công tác
người Việt Nam ở nước ngoài và bảo hộ công dân được triển khai chủ động, tích
cực thể hiện sự chăm lo, quan tâm của Đảng và Nhà nước...
Tại Nghệ
An, trong 6 tháng đầu năm 2025, tỉnh Nghệ An quán triệt và triển khai nghiêm
túc Chỉ thị số 15-CT/TW ngày
10/8/2022 của Ban Bí thư về công tác ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển đất
nước đến năm 2030 và Nghị quyết 59-NQ/TW ngày
24/1/2025 của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế trong tình hình mới; kịp thời ban hành đầy đủ các Kế hoạch triển
khai Nghị quyết của Trung ương và Chương trình hành động của Chính phủ, nhờ đó
công tác ngoại giao kinh tế đã chuyển biến mạnh mẽ, thực sự trở thành động lực
mạnh mẽ cho phát triển nhanh và bền vững của đất nước nói chung và các địa
phương nói riêng. Tỉnh tiếp tục làm sâu sắc hơn nữa mối quan hệ hợp tác với các
đối tác truyền thống và mở rộng hợp tác với các đối tác nước ngoài để thúc đẩy
thu hút đầu tư, đẩy mạnh hợp tác kinh doanh giữa hai bên. Tổ chức thành công
các đoàn của lãnh đạo tỉnh đi công tác tại Trung Quốc, Anh, Đức, Liên bang Nga,
Singapore và tháp tùng Tổng Bí thư Tô Lâm thăm cấp Nhà nước Cộng hòa
Indonesisa, thăm chính thức Cộng hòa Singapore và Ban Thư ký ASEAN với các hoạt
động trọng tâm về hợp tác kinh tế như làm việc với các Hiệp hội doanh nghiệp
nước sở tại, các tập đoàn và doanh nghiệp lớn.


Các đại biểu tham dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh Nghệ
An
Bên cạnh đó, tỉnh cũng tích cực phối hợp với các Bộ,
ban, ngành Trung ương, đặc biệt là Bộ Ngoại giao, trong đó có các cơ quan đại
diện Việt Nam ở nước ngoài và cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam để triển
khai các hoạt động ngoại giao kinh tế với trọng tâm là các đối tác đến từ các
nước lớn, có nền kinh tế phát triển, các nước đối tác quan trọng của Việt Nam;
bám sát các diễn biến, xu thế chung của tình hình kinh tế thế giới và khu vực.
Tính đến ngày 30/6/2025, tỉnh đã cấp mới cho 08 dự án đầu
tư nước ngoài (FDI) với tổng số vốn đầu tư đăng ký là 76,2 triệu USD, điều
chỉnh vốn cho 07 dự án/TMĐT tăng 215,9 triệu USD; tổng vốn cấp mới và điều
chỉnh là 292,1 triệu USD. Hiện tỉnh Nghệ An đang triển khai huy động 04 dự án
mới sử dụng vốn vay ODA và vay ưu đãi với tổng mức đầu tư dự kiến 3.190,732 tỷ
đồng.
Kim ngạch xuất khẩu 6 tháng đầu năm ước đạt 1.800
triệu USD, tăng 25,1%; so với cùng kỳ; kim ngạch nhập khẩu 06 tháng đầu năm ước
đạt 1.324 triệu USD, tăng 8,2% so với cùng kỳ. Toàn tỉnh có khoảng 9.000 lao
động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; lao động chủ yếu tập trung vào các
thị trường chính như: Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, các nước Đông Âu…
Khái quát những kết quả nổi bật trong phát triển kinh
tế - xã hội 6 tháng đầu năm, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết, tình
hình kinh tế - xã hội đạt nhiều kết quả nổi bật, tạo đà hoàn thành các mục tiêu
năm 2025. Các lĩnh vực văn hóa - xã hội được chú trọng; quốc phòng - an ninh
được tăng cường; đối ngoại là điểm sáng trong 6 tháng vừa qua… “Đạt được những
kết quả tích cực là nhờ sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo
của Đảng, mà thường xuyên, trực tiếp là Bộ Chính trị, Ban Bí thư, sự chung sức,
đồng lòng của người dân, doanh nghiệp và sự hợp tác, hỗ trợ của bạn bè, đối tác
Quốc tế” - Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh.
Thủ tướng Chính phủ đề nghị các cơ quan đại diện Việt
Nam ở nước ngoài nắm bắt chắc tình hình sở tại, phân tích, đánh giá, tham mưu,
không để bị động, bất ngờ về tình hình đối ngoại. Mục tiêu đặt ra trong năm
2025 là giữ môi trường hoà bình, hợp tác và phát triển; đảm bảo tăng trưởng
trên 8%, thúc đẩy quan hệ ngoại giao độc lập, đa dạng hoá, đa phương hoá, là
bạn bè tốt, là đối tác tin cậy với bạn bè thế giới, là thành viên có trách
nhiệm với cộng đồng Quốc tế vì hoà bình và phát triển. Cùng với đó, xây dựng
nền kinh tế độc lập, tự chủ, tích cực hội nhập chủ động, hiệu quả, tái cơ cấu
lại nền kinh tế, chuỗi cung ứng của đất nước; không có thị trường nào là duy
nhất, cần đa dạng hoá, đa phương hoá thị trường, chuỗi cung ứng, không có thị
trường nào là duy nhất, độc quyền.
Ngoại giao kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm trong ngoại
giao thời đại mới, vì vậy cần thực hiện ngoại giao bao trùm, toàn diện; kết nối
các nền kinh tế, kết nối doanh nghiệp, kết nối cung ứng; đẩy mạnh ký kết các
hiệp định tự do đã có thoả thuận cấp cao, đẩy mạnh đối thoại tư vấn chính sách.
Tiếp tục đưa mối quan hệ các nước đi vào chiều sâu, ổn định, lâu dài, hài hoà
lợi ích, giải quyết các vấn đề phát sinh, vướng mắc. Thúc đẩy tổ chức các hoạt
động đối ngoại cấp cao, tạo môi trường thuận lợi cho hợp tác kinh tế trên các
lĩnh vực. Tiếp tục ưu tiên các động lực tăng trưởng, thúc đẩy đầu tư ra nước
ngoài đồng thời thu hút đầu tư nước ngoài vào nước ta; đầu tư có chất lượng,
thúc đẩy khoa học công nghệ, chuyển đổi số, tăng trưởng xanh, kinh tế tuần
hoàn... Nghiên cứu các mặt hàng có lợi, thúc đẩy cạnh tranh tiêu dùng trong
nước, khai thác nguồn lực của đất nước…
Kim Oanh