Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số triển khai nhiệm vụ trọng tâm công tác 6 tháng cuối năm
Sáng 2/7, Ban Chỉ đạo Trung ương về
phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số tổ chức Hội
nghị trực tuyến sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2025 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm công
tác 6 tháng cuối năm.
Tham dự hội nghị có các đồng
chí Tổng Bí thư Tô Lâm và các đồng chí: Phạm
Minh Chính - Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ; Trần Cẩm Tú - Ủy viên
Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Thường trực Ban Bí thư. Tham dự hội nghị còn
có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Ủy viên Trung
ương Đảng, lãnh đạo các Ban, bộ, ngành.
Tại điểm cầu Nghệ An, đồng chí Nguyễn
Đức Trung – Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Ban Chỉ đạo về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và
chuyển đổi số tỉnh chủ trì hội nghị. Tham dự hội
nghị có các đồng chí: Hoàng Nghĩa Hiếu – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ
tịch HĐND tỉnh; Lê Hồng Vinh – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Võ Thị
Minh Sinh – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh, Trưởng Đoàn Đại biểu
Quốc hội tỉnh; các thành viên Ban Chỉ đạo của tỉnh. Hội nghị được tổ chức trực
tuyến đến các điểm cầu phường, xã.
Quang cảnh hội nghị tại
điểm cầu Nghệ An
Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Đức
Trung chủ trì hội nghị
Tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức
và hành động trong toàn hệ thống chính trị
Theo báo cáo
của Ban Chỉ đạo Trung ương, qua 6 tháng triển khai, Nghị quyết số 57-NQ/TW đã
tạo ra những chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động trong toàn hệ thống
chính trị. Những kết quả đạt được thể hiện sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát, trực
tiếp và thường xuyên của đồng chí Tổng Bí thư, Trưởng Ban Chỉ đạo, các đồng chí
lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Ban Chỉ đạo Trung ương, đồng thời sự thống nhất,
quyết tâm chính trị rất cao của tất cả các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa
phương.
Quốc hội đã
thông qua hai luật rất quan trọng, có tính nền tảng, là Luật Khoa học, Công
nghệ và Đổi mới sáng tạo và Luật Công nghiệp Công nghệ số, đặt nền móng pháp lý
mới cho phát triển các lĩnh vực công nghệ mũi nhọn như trí tuệ nhân tạo, bán
dẫn, dữ liệu lớn. Chính phủ đã ban hành hàng loạt văn bản quy phạm pháp luật
quan trọng (16 nghị định, 01 nghị quyết), trong đó có các nghị định về cải cách
thủ tục hành chính một cửa, một cửa liên thông, và phân cấp, phân quyền phù hợp
với mô hình tổ chức bộ máy chính quyền hai cấp.
Ban Chỉ đạo
Trung ương đã chỉ đạo rất quyết liệt, sự đột phá lớn nhất trong cách làm 6
tháng qua là việc Ban Chỉ đạo đã ban hành và tổ chức thực hiện đồng thời hai kế
hoạch lớn, có ý nghĩa đặc biệt là Kế hoạch hành động chiến lược (Kế hoạch số
01) và Kế hoạch số 02-KH/BCĐTW. Đây là hai kế hoạch thể hiện cách tiếp cận rất
mới, có tầm nhìn, cụ thể hóa những quan điểm chỉ đạo rất quyết liệt, sát thực
tiễn.
Ban Chỉ đạo
Trung ương đã đưa vào vận hành Hệ thống giám sát, đánh giá thực hiện Nghị quyết
số 57-NQ/TW và Hệ thống tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị, sáng kiến, giải
pháp khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (KHCN, ĐMST, CĐS) tạo
sự liên kết giữa các hệ thống và bước đầu hình thành nền tảng quản trị dựa trên
dữ liệu thời gian thực. Ban Bí thư ban hành Kiến trúc Chuyển đổi số Đảng phiên
bản 3.0, cùng với việc Văn phòng Trung ương Đảng triển khai phần mềm quản lý
văn bản, phòng họp không giấy, kết nối đến tận cấp xã, tạo ra bước phát triển
mới trong hiện đại hóa hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng.
Các đại biểu tham dự
tại điểm cầu Nghệ An
Chính phủ đã
ban hành Danh mục công nghệ chiến lược, xác định 11 nhóm công nghệ có vai trò
then 16 chốt trong quá trình phát triển nhanh, bền vững và nâng cao năng
lực cạnh tranh quốc gia. Hệ sinh thái KHCN, ĐMST tiếp tục phát triển mạnh mẽ,
với 858 doanh nghiệp KHCN, 45 doanh nghiệp công nghệ cao và trên 73.000 doanh
nghiệp công nghệ số đang hoạt động. Bộ Khoa học và Công nghệ đã thu hút, tập
hợp 277 chuyên gia tham gia các chương trình trọng điểm về trí tuệ nhân tạo,
góp phần phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho các lĩnh vực chiến lược.
Một điểm rất
nổi bật trong 6 tháng đầu năm là sự đồng hành, tham gia mạnh mẽ của các doanh
nghiệp công nghệ lớn trong nước. Đây là nét mới, cho thấy Nghị quyết số 57-NQ/TW
không chỉ là việc của Nhà nước mà đã thực sự lan tỏa ra xã hội, cộng đồng doanh
nghiệp, tạo thành một phong trào xã hội rộng lớn, tạo thêm nguồn lực và động
lực triển khai hiệu quả các nhiệm vụ.
Về mô hình
quản trị mới, Kế hoạch số 02-KH/BCĐTW không chỉ đơn thuần là kế hoạch thực hiện
nhiệm vụ mà còn là một mô hình quản trị hoàn toàn mới, đưa toàn bộ nhiệm vụ vào
hệ thống quản lý nhiệm vụ điện tử, cho phép cấp xã trực tiếp báo cáo, Ban Chỉ
đạo giám sát, kiểm tra độc lập, cấp tỉnh điều hành thời gian thực. Đây chính là
mô hình quản trị mẫu dựa trên dữ liệu, có thể nhân rộng cho các chương trình,
kế hoạch lớn của Đảng và Nhà nước trong giai đoạn tới, đặc biệt trong điều kiện
tổ chức bộ máy chính quyền hai cấp ở địa phương.
Bên cạnh
những kết quả nổi bật trên, việc triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW vẫn còn
những tồn tại, hạn chế. Một số nhiệm vụ còn chậm tiến độ; thể chế, chính sách
trên nhiều lĩnh vực chưa đồng bộ, chưa đáp ứng kịp yêu cầu thực tiễn; hạ tầng
số và dữ liệu quốc gia còn phân tán; việc kết nối, chia sẻ dữ liệu còn hạn chế;
nguồn nhân lực chất lượng cao còn thiếu hụt, nhất là trong các ngành công nghệ
mũi nhọn. Đáng lưu ý, tư duy của một số đồng chí chủ trì từng mảng vẫn còn chủ
quan, chưa nhận thức hết tính cấp bách, tính toàn diện và tính hệ thống của
những vấn đề đặt ra, dẫn đến chưa quyết liệt, chưa sáng tạo trong tổ chức triển
khai.
Đặc biệt,
việc xây dựng các cơ sở dữ liệu (CSDL) quốc gia, chuyên ngành đã đạt được những
kết quả nền tảng, nhưng cần chuyển sang một giai đoạn mới: Từ tập trung hoàn
thiện, xây dựng là chính, sang ưu tiên kết nối, khai thác để tạo ra giá trị
thực chất, phục vụ chỉ đạo, điều hành và phát triển kinh tế - xã hội.
Phát huy tinh thần đổi mới, quyết
liệt hành động, tập trung cao độ cho công tác chỉ đạo, điều hành
Phát biểu
chỉ đạo hội nghị, Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu trên cơ sở kết quả bước đầu đạt được
trong 6 tháng đầu năm 2025, các cơ quan, đơn vị cần phát huy tinh thần đổi mới,
quyết liệt hành động, tập trung cao độ cho công tác chỉ đạo, điều hành, triển
khai hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm, bảo đảm đúng tiến độ, chất lượng và mục
tiêu đề ra. Người đứng đầu các Ban, bộ, ngành, địa phương nâng cao tinh thần
trách nhiệm “Kiên quyết, kiên trì, kiên định, làm bằng được để củng cố niềm tin
của toàn xã hội”, tập trung chỉ đạo quyết liệt, ưu tiên nguồn lực để hoàn thành
các nhiệm vụ được giao, đặc biệt là các nhiệm vụ chưa hoàn thành.
Tổng Bí thư
Tô Lâm giao Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương chủ trì, phối hợp với các cơ
quan truyền thông xây dựng chương trình truyền thông sâu rộng về các nội dung
đột phá của Luật KHCN&ĐMST; vai trò của nền tảng dữ liệu trong việc thúc
đẩy chuyển đổi số toàn diện; đổi mới trong dịch vụ công, ứng dụng công nghệ số…
nhằm củng cố niềm tin trong giới khoa học, cộng đồng doanh nghiệp và người dân.
Các Bộ, cơ
quan khẩn trương xây dựng, chuẩn bị các văn bản dưới luật (Nghị định, thông tư…)
để hướng dẫn các luật ban hành sau Kỳ họp thứ 9, Quốc hội Khóa XV, hoàn thành
cùng thời điểm luật có hiệu lực thi hành; ban hành các cơ chế, chính sách cho
phát triển KH, CN, ĐMST, CĐS. Triển khai thực hiện Kế hoạch hành động chiến
lược (Kế hoạch số 01), áp dụng cách tiếp cận mới theo hướng tập trung, có trọng
tâm, trọng điểm, tránh phân tán nguồn lực.
Các Bộ,
ngành, địa phương, các doanh nghiệp, viện nghiên cứu, trường đại học chủ động
tìm kiếm cơ hội, đề xuất các sáng kiến, dự án phù hợp với năng lực và chiến
lược phát triển, tham gia vào các Hệ thống chiến lược và Sáng kiến đột phá;
tuân thủ các quy trình, hướng dẫn khi tham gia Kế hoạch hành động chiến lược.
Kịp thời phát hiện và đề xuất tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, bảo đảm các sáng
kiến đột phá và Hệ thống chiến lược được triển khai đúng tiến độ, đạt hiệu quả.
Các Bộ,
ngành, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ, khẩn trương thực hiện bảo đảm theo
đúng tiến độ, hiệu quả các nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch số 02-KH/BCĐTW, ngày
19/6/2025 của Ban Chỉ đạo Trung ương về thúc đẩy chuyển đổi số liên thông, đồng
bộ, nhanh, hiệu quả đáp ứng yêu cầu sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính
trị, nhất là các nhiệm vụ theo lộ trình giai đoạn từ 01/7/2025 đến hết tháng
12/2025.
Bộ Công an
và các Bộ, cơ quan khẩn trương hoàn thành xây dựng, đưa vào khai thác, sử dụng
Trung tâm dữ liệu quốc gia; các cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên
ngành, theo lộ trình đã được Chính phủ đề ra tại Nghị quyết số 71/NQ-CP,
ngày 01/4/2025, bảo đảm dữ liệu "đúng - đủ - sạch - sống", đồng thời
có hướng dẫn khai thác, sử dụng và phương án kết nối, chia sẻ, phân tích dữ
liệu trong các ngành, lĩnh vực thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia và phục vụ phát
triển kinh tế - xã hội; xử lý trách nhiệm người đứng đầu nếu chậm trễ không có
lý do chính đáng.
Các Bộ, cơ
quan ngang Bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đẩy mạnh kết nối,
chia sẻ dữ liệu giữa các cơ sở dữ liệu, hệ thống thông tin; tái cấu trúc quy
trình thủ tục hành chính, tái sử dụng thông tin, dữ liệu để cung cấp dịch vụ
công trực tuyến thuận tiện cho người dân, doanh nghiệp, phát triển kinh tế - xã
hội và quốc phòng, an ninh.
Bộ Khoa học
và Công nghệ chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Công Thương và các Bộ,
ngành, địa phương tiếp tục triển khai hạ tầng số, phủ sóng 5G toàn quốc gắn với
việc thúc đẩy triển khai Internet vệ tinh; khẩn trương khắc phục tình trạng các
thôn, bản lõm sóng, thiếu điện. Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các cơ
quan liên quan bảo đảm nguồn năng lượng điện ổn định, đáp ứng yêu cầu cho
chuyển đổi số quốc gia.
Các tỉnh ủy,
thành ủy chỉ đạo bố trí nguồn lực tài chính, bảo đảm đường truyền mạng thông
suốt đến cấp xã, trang thiết bị đầu cuối, nhân lực phục vụ hoạt động chuyển đổi
số tại địa phương.
Về bảo đảm
nguồn nhân lực, Tổng Bí thư giao Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và
Công nghệ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính khẩn trương xây dựng, ban hành
cơ chế, chính sách thu hút nguồn nhân lực, nhân tài KH, CN, ĐMST, CĐS trong và
ngoài nước, nhất là nhân lực chất lượng cao trong các ngành công nghệ mũi nhọn.
Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan xây
dựng Đề án phát triển, trọng dụng nhân tài, đặc biệt là chuyên gia đầu ngành
phục vụ phát triển KH, CN, ĐMST, CĐS quốc gia; triển khai Chiến lược thu hút
nhân tài đến năm 2030, tầm nhìn 2050.
Bộ Giáo dục
và Đào tạo chủ trì xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành khung chiến lược
giáo dục đại học; Đề án rà soát, sắp xếp hệ thống các viện nghiên cứu trong các
cơ sở giáo dục đại học và cơ sở giáo dục đại học trong các viện nghiên cứu, cơ
chế đồng biên chế giữa viện nghiên cứu với cơ sở giáo dục đại học... Đồng thời,
ban hành chính sách đãi ngộ đặc biệt (vượt khung lương, nhà ở, môi trường làm
việc) để thu hút ít nhất 100 chuyên gia hàng đầu về nước làm việc.
Bộ Khoa học
và Công nghệ cùng Bộ Tài chính trên cơ sở đề xuất từ các Bộ, ngành, địa phương,
tham mưu Chính phủ trình Quốc hội bố trí đủ ngân sách nhà nước cho KH, CN, ĐMST,
CĐS để đạt mục tiêu Nghị quyết. Hướng dẫn, đôn đốc các bộ, ngành, địa phương
đăng ký vốn, ưu tiên các dự án trọng điểm, liên ngành, liên vùng, có tính đột
phá, lan tỏa; ưu tiên bố trí đủ nguồn lực, tập trung cho các nhiệm vụ KH, CN,
ĐMST, CĐS trọng điểm, có tính đột phá, lan tỏa. Đảm bảo an ninh, an toàn thông
tin mạng. Khai thác, vận hành tốt các nền tàng số thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW…
Tại hội
nghị, Ban chỉ đạo Trung ương đã ra mắt 3 nền tảng số: Cổng Thông tin điện tử
Đảng Cộng sản Việt Nam; Hệ thống thông tin giám sát, đánh giá việc thực hiện
Nghị quyết 57-NQ/TW; Hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị,
sáng kiến, giải pháp phát triển KHCN, ĐMST và CĐS quốc gia. Sự ra đời của 3
nền tảng ứng dụng là dấu mốc quan trọng trong tiến trình thực hiện Nghị quyết
số 57-NQ/TW, góp phần quan trọng đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng. Đây
là bước đi cụ thể nhằm thiết lập cơ chế điều hành tập trung liên thông dữ
liệu số hóa, bảo đảm các yêu cầu giám sát, theo dõi tiến độ đã được Ban Chỉ đạo
Trung ương giao, góp phần hoàn thành thắng lợi các chỉ tiêu, mục tiêu đã đặt
ra trong giai đoạn sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.
|
Phương Thuý