Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tổ chức hội nghị lấy ý kiến góp ý dự thảo Luật Thi đua khen thưởng (sửa đổi)
Chiều 07/10, Đoàn đại biểu Quốc hội
tỉnh Nghệ An tổ chức hội nghị lấy ý kiến góp ý dự thảo Luật Thi đua, khen
thưởng (sửa đổi). Đồng chí Thái Thị An Chung – Tỉnh uỷ viên, Phó Trưởng Đoàn đại
biểu Quốc hội tỉnh chủ trì hội nghị.
Quang
cảnh hội nghị
Phó Trưởng
Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Thị An Chung chủ trì hội nghị
Luật
Thi đua, khen thưởng được Quốc hội Khóa XI thông qua tại Kỳ họp thứ 4 ngày
26/11/2003, có hiệu lực từ ngày 1/7/2004. Luật đã được sửa đổi, bổ sung vào các
năm 2005 và 2013.
Sau 17
năm thực hiện, Luật Thi đua, khen thưởng đã và đang đi vào cuộc sống, được các
cấp, ngành tổ chức thực hiện có hiệu quả. Công tác thi đua và khen thưởng ngày
càng có vị trí quan trọng trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và trong đời
sống xã hội…
Dự thảo Luật Thi đua, khen
thưởng sửa đổi gồm 8 chương, 98 điều, với nội dung sửa đổi, bổ sung một số tiêu
chí danh hiệu thi đua; quy định rõ hơn đối tượng khen thưởng.
Đ/c Võ Thị Minh Sinh – Uỷ viên Ban Thường
vụ Tỉnh uỷ, Chủ tịch Uỷ ban MTTQ tỉnh phân tích, đề xuất một số nội dung để thi
đua khen thưởng không mang tính thành tích, thiếu thực chất
Tại Hội
nghị, các đại biểu đã phân tích những tồn tại, hạn chế trong quá trình thực
hiện Luật Thi đua, khen thưởng thời gian qua từ đó đề nghị cần được nghiên cứu,
sửa đổi, hoàn thiện để phù hợp hơn với thực tiễn; khắc phục những tồn tại, hạn
chế trong quá trình tổ chức thực hiện; đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ của hệ
thống pháp luật.
Các đại
biểu đề nghị trong Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi) cần xác định rõ cơ quan
tương đương với cơ quan Trung ương Đảng; xác định phạm vi ảnh hưởng của sáng
kiến để xác nhận danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”;…
Một số
danh hiệu như “Thôn, làng, ấp, bản, tổ dân phố tiêu biểu”, “Gia đình tiêu biểu”
đưa ra tiêu chí định tính quá nhiều mà không đề ra định lượng, nên cần đề ra
tiêu chí định lượng để dễ thực hiện. Đề nghị làm rõ nội hàm “đặc biệt xuất sắc”
trong thành tích, công lao để được tặng thưởng Huân chương các loại... Bên cạnh
đó xem xét tiêu chí để được tặng Huân chương Độc lập hạng Nhất: “có Huân chương
Độc lập hạng Nhì và 10 năm tiếp theo trở lên liên tục được công nhận danh hiệu
“Tập thể lao động xuất sắc” vì để đạt được tiêu chí 10 năm tiếp theo trở lên
liên tục được công nhận danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc” là rất khó. Đối
với danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc” thay quy định “có sáng kiến đã được
áp dụng hiệu quả có phạm vi ảnh hưởng trong toàn quốc…” bằng quy định “có sáng
kiến hiệu quả có thể nhân rộng trên phạm vi toàn quốc”.
Đ/c Nguyễn Chí Công – Phó Chủ tịch Liên
đoàn Lao động tỉnh đề nghị khen thưởng gắn với phát động phong trào thi đua
Một số
ý kiến cho rằng Dự thảo Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi) có quá ít Điều quy
định giao cho Chính phủ hướng dẫn thực hiện, việc này sẽ dẫn đến khó triển khai
trong quá trình thực hiện Luật. Có ý kiến đề xuất khen thưởng nên theo 02
hướng: Khen thưởng từ phong trào thi đua và khen thưởng quá trình cống hiến để công
tác khen thưởng đi vào thực chất, đảm bảo sự bình đẳng; tạo điều kiện trong tuyến trình hồ sơ khen thưởng cho các
đối tượng trực tiếp lao động sản xuất để tăng tỷ lệ công nhân, nông dân, người
lao động đạt các danh hiệu thi đua nhằm khuyến khích đối tượng này tham gia
mạnh mẽ các phong trào thi đua trong lao động sản xuất, đưa kinh tế - xã hội
ngày càng phát triển.
Bên
cạnh đó, các đại biểu đề nghị xem xét tiêu chí ở một số danh hiệu thi đua, nhất
là đối với danh hiệu thi đua khen thưởng của tập thể bởi nếu chiếu theo quy
định dự thảo Luật đưa ra rất khó đạt được; quy định rõ thẩm quyền công nhận
danh hiệu thi đua. Bổ sung vào nguyên tắc: Cấp nào khen cấp đó thưởng, phải bố
trí quỹ để việc khen và thưởng đi liền với nhau, tránh trường hợp khen thưởng nhưng
chỉ có khen không có thưởng, có thưởng mà không có khen…
Phát
biểu kết luận hội nghị, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Thị An
Chung đánh giá cao những ý kiến rất xác đáng, trách nhiệm, sâu sắc của các đại
biểu tham dự hội nghị. Các ý kiến sẽ được Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh chắt lọc,
tổng hợp chuyển đến các đại biểu Quốc hội tỉnh nghiên cứu, tham gia thảo luận
tại kỳ họp, góp phần hoàn thiện Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi) được tốt
hơn.
Phan Quỳnh