Tổ chức hưởng ứng Ngày Quốc tế đa dạng sinh học và Ngày Môi trường Thế giới năm 2024
Tại Công văn số 3820/UBND-NN ngày 13/5, Phó Chủ tịch
UBND tỉnh Nguyễn Văn Đệ giao Sở TN&MT chủ trì phối hợp với các Sở, ban,
ngành, UBND các huyện, thành, thị và các cơ quan, đơn vị có liên quan khẩn
trương rà soát, tổ chức thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ theo hướng dẫn, chỉ
đạo của Bộ TN&MT tại Công văn số 2963/BTNMT-TTTT ngày 9/5/2024 về việc tổ
chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Quốc tế đa dạng sinh học năm 2024 và Công văn
số 2964/BTNMT-TTTT về tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Môi trường Thế giới
(5/6), Tháng hành động vì môi trường năm 2024.
Nâng cao nhận thức và các giá trị của đa dạng sinh học
và các giá trị của đa dạng sinh học trong chiến lược phát triển bền vững của
quốc gia
Theo
đó, để hưởng ứng Ngày Quốc tế đa dạng sinh học năm 2024, tại Công văn số 2963/BTNMT-TTTT, Bộ
TN&MT đề nghị các địa phương, cơ quan, đơn vị tăng cường truyền thông, giáo
dục và nâng cao nhận thức về đa dạng sinh học và các giá trị của đa dạng sinh
học trong chiến lược phát triển bền vững của quốc gia; lồng ghép nội dung bảo
tồn đa dạng sinh học vào các chương trình giáo dục đồng thời thúc đẩy lối sống
hài hòa với thiên nhiên.
Bên
cạnh đó, tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả Chiến lược quốc gia về đa dạng
sinh học đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đóng góp vào thực hiện các mục
tiêu của Khung đa dạng sinh học toàn cầu Côn Minh – Montreal được thông qua tại
Hội nghị COP15; phổ biến, hướng dẫn, thực hiện các quy hoạch, chương trình, kế hoạch,
chỉ thị trong lĩnh vực bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học.
Đồng
thời, tăng cường các hoạt động khẩn cấp ngăn chặn tình trạng khai thác quá mức
và buôn bán trái phép các loại động vật, thực vật hoang dã, bảo vệ và tôn trọng
các phong tục tập quán bền vững của người dân địa phương sống tại các khu vực
dễ bị tổn thương như các Khu bảo tồn, Vườn quốc gia và các khu vực được công
nhận di sản thiên nhiên. Ngăn chặn, giảm thiểu sự xuất hiện và tác động của các
loại ngoại lai xâm hại đối với đa dạng sinh học thông qua các biện pháp kiểm
soát, tăng cường quản lý con đường du nhập hoặc diệt trừ các loại ngoại lai xâm
hại.
Các cơ
quan, địa phương nghiên cứu và áp dụng các giải pháp giảm ô nhiễm và giảm thiểu
tác động của biến đổi khí hậu đến đa dạng sinh học thông qua các giải pháp như giảm
thiểu phát thải, ngăn chặn và giảm rác thải nhựa, quản lý chặt chẽ thuốc trừ sâu
và hóa chất dùng trong sản xuất nông lâm ngư nghiệp, quản lý dịch bệnh, thâm canh
bền vững,... đồng thời lồng ghép bảo tồn đa dạng sinh học vào các chính sách,
chiến lược, quy hoạch, kế hoạch của các Bộ, ngành, địa phương để đảm bảo sự
công bằng, toàn diện và đồng bộ trong quá trình ra quyết định có liên quan đến
bảo tồn đa dạng sinh học.
Tiếp
tục đẩy mạnh xây dựng cơ sở dữ liệu và tăng cường năng lực về điều tra, kiểm
kê, quan trắc, giám sát các thông tin, dữ liệu về đa dạng sinh học. Áp dụng các
giải pháp tiên tiến về khoa học công nghệ trong giám sát đa dạng sinh học, phát
triển các giải pháp đổi mới nhằm cải thiện việc bảo tồn cũng như sử dụng bền vững
đa dạng sinh học…
Các cấp chính quyền cần xem nội dung phục hồi đất,
chống hạn hán và sa mạc hóa là một phần không thể tách rời của kế hoạch phát
triển kinh tế - xã hội
Để hưởng ứng chủ đề Ngày Môi trường thế giới năm 2024,
tại Công văn số 2964/BTNMT-TTTT, Bộ TN&MT
đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục triển khai Luật
Bảo vệ môi trường năm 2020 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật về tăng cường
các hoạt động quản lý chất lượng môi trường đất.
Cùng với đó, xây dựng cơ chế chính sách, tăng cường
đào tạo nguồn nhân lực, cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở nghiên cứu phòng chống
sa mạc hóa; điều tra đánh giá thực trạng hoang mạc hóa, xây dựng cơ sở dữ liệu
về sa mạc hóa, xây dựng bản đồ hạn hán cho các khu vực chịu ảnh hưởng trực
tiếp; tổ chức các hoạt động chuyển giao công nghệ và những kết quả về hợp tác
quốc tế, hợp tác khu vực, trong đó có sáng kiến về giảm phát thải thông qua các
nỗ lực hạn chế mất rừng và suy thoái rừng, sáng kiến về chi trả dịch vụ môi
trường rừng…
Các địa phương căn cứ vào tình hình thực tế, chủ động
xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội và
sinh thái của từng vùng. Tập trung rà soát, phân loại, theo dõi diễn biến chất
lượng môi trường đất; điều tra, đánh giá khu vực đất bị ô nhiễm, có nguy cơ ô
nhiễm đảm bảo các khu vực này phải được khoanh vùng; xây dựng và thực hiện kế
hoạch xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường đất bị ô nhiễm theo quy định; có
biện pháp ngăn chặn, giảm thiểu tối đa quá trình sa mạc hóa, hạn hán trên địa
bàn. Tăng cường bổ sung nguồn kinh phí, nguồn nhân lực, các phương tiện dự báo
thời tiết, khí tượng thuỷ văn của Trung ương và địa phương trong việc chống sa
mạc hóa và hạn hán.
Đẩy mạnh các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng, sử
dụng hiệu quả tài nguyên đất, phát triển sinh kế cho người dân ở những vùng có
nguy cơ hoặc bị sa mạc hóa, bên cạnh đó nghiên cứu và áp dụng những giải pháp
tiên tiến nhằm sử dụng hiệu quả nguồn nước và bảo vệ bề mặt của đất. Đặc biệt,
các cấp chính quyền cần nâng cao nhận thức, coi nội dung phục hồi đất, chống
hạn hán và sa mạc hóa là một phần không thể tách rời của kế hoạch phát triển
kinh tế - xã hội, là nhiệm vụ quan trọng của quá trình phát triển bền vững gắn
chặt với các chương trình dự án, sáng kiến có liên quan tới biến đổi khí hậu,
giảm nhẹ thiên tai và phát triển sinh kế bền vững. Kiểm soát chặt chẽ các nguồn
thải từ hoạt động xây dựng, công nghiệp, nông nghiệp và quy định về phân loại
rác thải tại nguồn, đặc biệt nghiêm cấm việc xả thải không đúng quy định ra môi
trường đất.
Căn cứ tình hình thực tế, cao điểm từ cuối tháng 5 đến
kết thúc tháng 6/ 2024, đồng loạt tổ chức các hoạt động cộng đồng như: Mít
tinh, phong trào ra quân làm vệ sinh môi trường, trồng cây xanh, thu gom, xử lý
chất thải. Phát động Chiến dịch chung tay bảo vệ tài nguyên, bảo vệ môi trường,
ứng phó với biến đổi khí hậu bằng các hành động thiết thực, hiệu quả. Treo băng
rôn, pano, áp phích (khuyến khích sử dụng từ các vật liệu có tính thân thiện
môi trường) tại các cơ quan, đơn vị, địa điểm công cộng phù hợp để đẩy mạnh
tuyên truyền chủ đề Ngày Môi trường thế giới năm 2024 đạt tính lan tỏa cao…
* Ngày Quốc tế đa dạng
sinh học năm 2024 (ngày 22 tháng 5) được Liên hợp quốc phát động với chủ đề
“Be part of the Plan” - “Hãy là một phần của Kế hoạch đa dạng sinh học”.
* Ngày Môi trường thế giới 05/6/2024 được
Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) phát động với chủ đề “Phục hồi đất,
chống hạn hán và sa mạc hoá” (Land restoration, desertification and drought
resilience).
|
T.H (tổng hợp)